Theo BusinessInsider, những drone đang được phát triển bởi Facebook này thuộc dự án Aquila, và là một phần đã được công bố rộng rãi của nỗ lực kết nối toàn cầu mà Facebook khởi xướng. Hiện nay, thay vì phát triển các HAPS (High Altitude Platform Stations - Các trạm phát Internet đặt trên không trung) như drone Aquila, Facebook sẽ tập trung phát triển các công nghệ nền tảng liên quan.
"Chúng tôi đã quyết định rằng lúc này là thời điểm hợp lý để tập trung vào các thách thức kỹ thuật và quy tắc dành cho hệ thống HAPS" - Yael Maguire của Facebook viết trên blog - "Có nghĩa là chúng tôi sẽ không thiết kế và phát triển máy bay của riêng mình nữa, do đó sẽ đóng cửa cơ sở tại Bridgewater".
Với cơ sở Bridgewater ngừng hoạt động, 16 nhân viên tại đây cũng sẽ bị cho nghỉ việc.
Công bố của Facebook được đưa ra sau một báo cáo hôm thứ ba về những biến động tại dự án Aquila. Theo đó, dự án này đã phải nói lời tạm biệt với Andrew Cox - trưởng dự án - vào tháng 5 vừa qua, và đã thông báo với các đối tác về khả năng tái thiết kế các mẫu drone năm ngoái.
Tầm nhìn của Facebook đối với dự án Aquila là sẽ cung cấp mạng Internet không dây thông qua các máy bay đến những nơi chưa có hạ tầng kết nối truyền thống trên thế giới, và Facebook cho biết hãng chưa hoàn toàn từ bỏ những nỗ lực này. Hãng sẽ tập trung vào phát triển các thành phần cụ thể như pin và máy tính điều khiển cho các phương tiện bay khác, nhưng sẽ không tự mình phát triển các máy bay kia nữa.
Công bố của Facebook là bước lùi khỏi một dự án cực kỳ tham vọng nhưng đầy rắc rối của công ty. Đợt thử nghiệm bay công khai đầu tiên của Aquila đã khiến Facebook hứng chịu vô số chỉ trích từ giới truyền thông sau khi người ta phát hiện ra rằng Facebook đã che giấu thông tin máy bay phát nổ khi hạ cánh. Đợt thử nghiệm thứ hai thành công hơn, nhưng một lần nữa gây thiệt hại cho máy bay khi hạ cánh, và bộ truyền động của nó cũng hoạt động không như mong muốn.
Các email nội bộ chỉ ra rằng, trong năm 2017, công ty đã xem xét việc tái thiết kế phương tiện bay không người lái này trước khi quyết định hủy bỏ hoàn toàn dự án, nhưng rõ ràng việc tái thiết kế là chưa đủ để cứu dự án này. Các email còn tiết lộ Facebook dự định xây dựng một căn cứ drone tại một sân bay đầy chất viễn tưởng ở sa mạc New Mexico, nhưng cuối cùng cũng bỏ dở những nỗ lực này.
Năm 2014, Facebook thâu tóm một công ty UAV ở Bridgewater, Anh, với giá gần 20 triệu USD, và lãnh đạo công ty này là Andrew Cox trở thành nhà sáng lập và phụ trách dự án Aquila. Nhưng quyết định không tự mình phát triển các phương tiện bay nêu trên nữa đồng nghĩa với việc Facebook sẽ đóng cửa cơ sở ở Bridgewater - nơi những drone đang được phát triển.
"Dù trọng tâm của chúng tôi với HAPS đã thay đổi, chúng tôi vẫn cam kết sẽ giải quyết 3 rào cản chính trong kết nối: tính khả dụng, giá cả, và nhận thức" - Maguire viết.
"Chúng tôi đã kết nối gần 100 triệu người thông qua các nỗ lực của mình, và chúng tôi đang tiếp tục đầu tư vào phát triển một loạt các công nghệ và chương trình thế hệ tiếp theo - từ các chương trình như Express Wi-Fi đến các công nghệ mới như Terragraph - những công nghệ có thể giúp kết nối gần 4 tỷ người trên thế giới, những người vẫn chưa thể truy cập Internet".
Vào tháng 11/2017, Facebook từng nói rằng hãng đang hợp tác với Airbus để phát triển HAPS. Hiện nay, khi hãng không còn tự mình phát triển máy bay nữa, những quan hệ đối tác như vậy sẽ trở nên cực kỳ quan trọng.
" alt=""/>Facebook bất ngờ hủy bỏ kế hoạch phát triển drone khổng lồ cung cấp internet miễn phíQuy định bảo hành
Quy trình thực hiện bảo hành
Những lưu ý khi bảo hành
Sản phẩm phải do các nhà phân phối chính thức của ASUS Việt Nam phân phối mới được hưởng dịch vụ này. Dịch vụ chỉ được áp dụng trong phạm vi Việt Nam.
Những sản phẩm đã quá thời gian bảo hành hoặc không đủ điều kiện bảo hành sẽ không được hưởng dịch vụ này.
Việc bảo hành tận nơi sẽ do Trung tâm bảo hành chính hãng ASUS hoặc đối tác đã được ủy quyền của ASUS thực hiện.
Khách hàng vẫn có thể đem sản phẩm trực tiếp tới TTBH gần nhất hoặc sử dụng dịch vụ Giao Nhận Tận Nhà miễn phí của ASUS.
Thời gian đáp ứng bảo hành tận nơi có thể thay đổi tùy theo tình trạng sẵn có của linh kiện tại Việt Nam. Tại địa điểm bảo hành, ASUS có quyền từ chối bảo hành hoặc hỗ trợ nếu linh kiện không đúng theo máy hoặc không đủ điều kiện bảo hành. Khách hàng phải tự chuyển máy đến TTBH gần nhất để được kiểm tra và báo giá.
Việc tham gia dịch vụ ASUS Onsite Service này đồng nghĩa với việc khách hàng đồng ý với các quy định chính thức của chương trình. Trong trường hợp có khiếu nại, công ty sẽ trực tiếp giải quyết theo đúng các quy định đã đặt ra.
Trong trường hợp cần thiết, ASUS có quyền yêu cầu khách hàng cung cấp các giấy tờ liên quan đến việc mua bán sản phẩm trước khi thực hiện dịch vụ bảo hành tận nơi.
Vui lòng tìm hiểu thêm về Trung tâm Bảo hành ASUS trên toàn quốc tại:
https://www.asus.com/vn/support/Service-Center/Vietnam/#
" alt=""/>ASUS cung cấp dịch vụ bảo hành tận nơi cho các sản phẩm và máy chủ/ máy trạm nguyên bộChính xác hơn, sự trì hoãn gây ảnh hưởng đến cả thế giới này, bất kể bạn là ai, giàu có hay không... Chúng ta đều phải công nhận rằng, cứ trì hoãn mãi thì chỉ có hỏng việc.
CEO và đồng sáng lập của Instagram - Kevin Systrom, trở thành tỷ phú ở tuổi 33 nhưng anh vẫn thú nhận rằng, mình là nạn nhân của sự trì hoãn.
"Nếu bạn không muốn làm công việc gì đó, hãy tự thương lượng với bản thân rằng bạn sẽ làm việc đó ít nhất 5 phút thôi. Chỉ sau 5 phút, bạn sẽ kiên quyết làm việc đó và không dừng lại nữa", Kevin Systrom chia sẻ với tạp chí Axios.
CEO Instagram không phải là người đầu tiên sử dụng hay nhắc đến quy tắc 5 phút và những biến thể của nó. Tuy nhiên, hãy tìm hiểu một chút về phương pháp của Systrom, để hiểu vì sao bí quyết này lại hiệu quả đến vậy.
"Đa phần sự trì hoãn gây ra bởi sự sợ hãi hoặc mâu thuẫn nội tâm", nhà tâm lý học Christine Li cho biết. Ai cũng có động lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao, nhưng nỗi sợ hãi thất bại hay bị chỉ trích, đôi lúc là stress sẽ khiến bạn bạn trì hoãn.
"Sự mâu thuẫn này khiến chúng ta không thể tiến lên phía trước, dù tự nhận thức được nhưng bạn vẫn bị sự trì hoãn giữ chân", cô chia sẻ thêm.
Bí quyết 5 phút của CEO Instagram sẽ giúp loại bỏ phần nào sự mâu thuẫn và ức chế này, chính sự ràng buộc của công việc là gốc rễ của những nỗi sợ, dẫn đến trì hoãn. Chỉ với 5 phút, bạn sẽ toàn tâm toàn ý thực hiện công việc mà không có sự ràng buộc gì hết.
Vì thế ta có quyền quyết định cam kết của mình sau khi 5 phút kết thúc, và điều này làm tăng cảm giác tự chủ và ra quyết định độc lập, chứ không phải cảm giác bị buộc phải làm gì đó mà ta không thực sự muốn làm.
Phương pháp này làm giảm thứ mà các nhà tâm lý học gọi là "chi phí của một hoạt động" (costs of an activity), gồm có chi phí về cảm xúc (sợ hãi hoặc lo lắng), chi phí cơ hội (không thực hiện được các hoạt động khác), và chi phí nỗ lực (hoạt động này khiến ta mệt mỏi thế nào).
Động lực thực hiện một hành động sẽ tăng lên khi các "chi phí" này giảm đi. Vì thế so với một giờ làm việc, quãng thời gian chỉ 5 phút sẽ biến một gánh nặng thành cái gì đó nhanh chóng và thú vị. Như vậy, bạn chỉ muốn giải quyết nó ngay và luôn.
Điểm quan trọng của bí quyết 5 phút nằm ở chỗ, tại sao chúng ta lại tiếp tục sau khi 5 phút kết thúc khi đã bắt tay vào việc. Một phần lý do là, kỳ vọng về cách chúng ta cảm nhận trong suốt một hoạt động thường không chính xác. Một khi bạn bắt đầu, bạn thường có thái độ tích cực hơn so với mình tưởng tượng.
Ví dụ, nghiên cứu cho thấy nhìn chung các sinh viên nữ tin rằng họ học toán kém hơn so với các sinh viên nam. Tuy nhiên sự khác biệt về giới lại biến mất khi họ được yêu cầu thực hiện một bài kiểm tra toán.
Điều đó cho thấy, điều bạn nghĩ và những gì bạn làm được thường không giống nhau: sinh viên nữ cho rằng mình dốt toán, nhưng giao bài thì vẫn làm được.
Đây được gọi là "trạng thái dòng chảy" (flow state), do nhà tâm lý học Mihaly Csikszentmihalyi phát hiện ra.
Trong trạng thái này, chúng ta trở nên mải mê với một hoạt động nào đó, đến nỗi quên hết mọi thứ xung quanh, khiến thời gian như thể đang trôi rất nhanh. Dòng chảy này nhiều khả năng xuất hiện hơn ở các hoạt động nhiều thử thách và kích thích.
Cuối cùng, bí quyết 5 phút của Systrom tương tự như Tomato Timer (website cho phép bạn thiết lập một bộ đếm thời gian 25 phút để hoàn thành công việc của mình), xoay quanh câu hỏi làm thế nào để ta kiểm soát được công việc của mình.
Sau mỗi 5 phút tập trung hết sức, quy mô của công việc không bị thay đổi. Chủ yếu là bạn đã vượt qua những thử thách ban đầu, mang một tâm thế khác, đầu óc thông suốt và không còn sợ hãi, dẫn đến trì hoãn nữa.
Theo GenK
" alt=""/>Bí quyết 5 phút đã giúp CEO của Instagram chiến thắng sự trì hoãn như thế nào?